Đăng nhập Tạo tài khoản

BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHO CÁ RÔ PHI TRONG MÙA HÈ NẮNG NÓNG

20/04/2022 Đăng bởi: Nguyễn Thắm

Cá rô phi là loài cá ăn tạp, dễ nuôi, thịt thơm ngon, có giá trị kinh tế cao được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên vào mùa hè, nhiệt độ cao và kéo dài trong nhiều ngày là điều kiện thuận lợi để bùng phát dịch bệnh trên cá rô phi, nhất là bệnh xuất huyết lồi mắt do liên cầu khuẩn. Do đó, bà con cần chủ động quản lý tốt môi trường và phòng trị bệnh để hạn chế thiệt hại. 

 

1. BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHO CÁ.

 Cải tạo ao nuôi kỹ: 

Để có được một vụ nuôi thành công thì công đoạn này rất quan trọng, bà con cần phải cải tạo ao một cách triệt để trước mỗi mùa vụ. 

  • Bón vôi định kỳ để ổn định pH, loại bỏ tạp và các mầm bệnh trong ao.
  • Nguồn nước trước khi đưa vào cần được xử lý thông qua việc sử dụng các ao lắng, điều này giúp đảm bảo chất lượng nước và tránh những sinh vật không mong muốn xâm nhập vào ao nuôi. 

 Chọn con giống chất lượng:

Lựa chọn con giống chất lượng cũng là một trong nhưng yếu tố hàng đầu quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. 

  • Lựa chọn con giống khỏe mạnh, kích cỡ đồng đều, sạch bệnh,  không bị xây xát hay dị tật, dị hình...
  • Chọn giống cá rô phi đơn tính hay cá rô phi toàn đực là lựa chọn hiệu quả để nâng cao năng suất. Vì cá đực lớn nhanh và ít bị hạn chế về kích cỡ hơn so với cá cái. Thời gian nuôi ngắn góp phần làm giảm nguy cơ tiềm ẩn xảy ra dịch bệnh. 

 Chăm sóc cá hiệu quả:

  • Duy trì mực nước trong ao nuôi từ 1,5-1,8m trở lên để đảm bảo ổn định môi trường nước trong ao. 
  • Tăng cường sức đề kháng cho cá: bổ sung vitamin c, vitamin tổng hợp, khoáng, men tiêu hóa....
  • Quản lý chênh lệch nhiệt độ giữa tầng mặt và tầng đaý: dùng lưới đen che mặt ao hoặc lồng, hạn chế ánh nắng chiếu xuống. Tích cực bổ sung oxy cho ao nuôi bằng quạt nước hoặc máy sục khí, bật quạt nước từ 12h-18h hàng ngày và từ 22h đêm đến 5h sáng, giúp giải phóng và hạn chế sự phát sinh của các khí độc. 
  • Điều chỉnh số lượng thức ăn cho cá vừa đủ theo từng giai đoạn phát triển, giảm lượng cho ăn trên ngày hoặc cắt bữa ăn trưa khi nhiệt độ nước trên 35oC .... không để dư thừa gây ô nhiễm môi trường trong ao nuôi. 
  • Sử dụng C TẠT trực tiếp xuống ao nuôi vào lúc 14-16h trong những ngày thời tiết nắng gắt. Khi thời tiết thay đổi cá có hiện tượng nổi đầu bất thường do thiếu oxy, cần bơm nước sạch vào ao hoặc tích cực bật quạt nước, máy đánh sóng để tăng cường oxy. Ngoài ra, có thể dùng viên oxy để tăng hàm lượng oxy khi cần thiết ( liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất).
  • Hạn chế đánh bắt, san thưa, vận chuyển, thả giống vào những ngày nắng nóng, thời điểm nắng nóng trong ngày.
  • Đối với ao nuôi phì dinh dưỡng, nền đaý tích tụ nhiều bùn cần định kỳ thay nước hoặc bổ sung nước mới cho ao 1 lần/tuần. Nguồn nước cấp vào ao cần được khử trùng bằng vôi hoặc các hóa chất khử trùng, sát khuẩn.
  • Định kì sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nền đáy , tạo hệ vi sinh có lợi và hấp thu khí độc ở nền đáy cho ao nuôi.

2. BIỆN PHÁP XỬ LÝ AO LỒNG KHI CÁ ĐÃ BỊ BỆNH

✅ Dấu hiệu cá đã bị bệnh:

  • Cá kém ăn, bỏ ăn, bơi lờ đờ ở tầng mặt hoặc sát thành lồng, những cá bệnh nặng có hiện tượng hiện tượng bơi xoay vòng (bơi không định hướng do vi khuẩn tấn công vào não bộ), mắt lồi và mờ đục một hoặc hai bên (bệnh nặng có thể dẫn đến hiện tượng vỡ mắt), đen thân, có hiện tượng xuất huyết trên da, xương nắp mang và gốc vây. Mặc dù triệu chứng điển hình nhất của bệnh là hiện tượng mắt lồi và xuất huyết, trong một số trường hợp cá nhiễm bệnh do Streptococcus sp nhưng không biểu hiện rõ triệu chứng trước khi chết. Cá bệnh chỉ xuất hiện hiện tượng đuôi bị ăn mòn, mang nhợt nhạt có hiện tượng xuất huyết dạng điểm, trong trường hợp này cá thường chết với tỷ lệ cao trong thời gian ngắn là do cá nhiễm trùng máu nặng kèm theo tổn thương não và hệ thống thần kinh.
  • Giải phẫu xoang bụng cho thấy gan, lá lách, thận, ruột là các cơ quan có nhiều tổn thương và chiếm tỷ lệ cao. Trong đó, gan và thận thể hiện sự tổn thương ở nhiều mức độ khác nhau như sưng, xung huyết, xuất huyết và tụ huyết, mẫu cá có biểu hiện lồi mắt và kéo màng. Một số con bị bệnh nặng gan thường bị sưng rất to, rìa tù và nhũn. Lách cá bệnh thường bị sưng, tụ huyết và thay đổi hình dạng bình thường. Lách của cá rô phi khỏe mạnh thường mỏng dẹt, có hình lá liễu, tuy nhiên khi mắc bệnh lá lách tụ máu, sưng to, những con bị nặng lá lách căng phồng lên và chuyển sang dạng hình chuông. Ruột cá bệnh thường xung huyết hoặc xuất huyết, ruột chứa nhiều chất nhầy, niêm mạc ruột xuất huyết, một số vùng của niêm mạc ruột còn bị thoái hóa rõ rệt.

✅ Cách xử lý bệnh:

  • Loại bỏ những con chết và yếu: không vứt xác cá chết, cá bệnh, xả thải nước ao nuôi bị bệnh nhưng chưa qua xử lý ra ngoài môi trường làm lây lan dịch bệnh.
  • Xử lý môi trường nước bằng cách đánh các hóa chất diệt khuẩn, sát trùng: BKC, FBK, IODINE, THUỐC TÍM....hoặc treo túi hóa chất đối với các lồng bè.
  • Dừng cho cá ăn 1 ngày.
  • Sử dụng kháng sinh: NORLOX, AMCOCIP...., vitamin C/ chất tăng cường hệ miễn dịch cho ăn liên tục 7-10 ngày.
  • Sau khi kết thúc dùng kháng sinh, tiếp tục cho ăn Vitamin C và sử dụng thêm men tiêu hóa, giải độc gan trong vòng 10 ngày. 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM  MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA

ĐC: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: 024 63 259 389 / 0977 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21  

Website: www.dopa.vn - www.dobio.vn 

Chat Facebook với chúng tôi ngay: m.me/thuysandopa

MUA HÀNG TRÊN SHOPEE CỦA CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC GIAO HÀNG VÀ THANH TOÁN TẠI NHÀ TẠI ĐÂY 

Gian hàng 1: https://shopee.vn/dopa.vn

Gian hàng 2: https://shopee.vn/dobio.vn

ĐỂ TÌM HIỂU THÊM SẢN PHẨM BÀ CON CŨNG CÓ THỂ CHAT VỚI CHÚNG TÔI QUA: 

ZALO BẤM TẠI ĐÂY: bit.ly/visinhdobio

 

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm hiệu quả Sản phẩm hiệu quả
Giá cả tốt nhất Giá cả tốt nhất
Vận chuyển linh động Vận chuyển linh động
Zalo Hotline
Thủy Sản Dopa Cung Cấp Thuốc Thủy Sản, Chế Phẩm Sinh Học, Men Vi Sinh