Đăng nhập Tạo tài khoản

Tôm bị nhiễm độc ở gan xử lý thế nào?

21/06/2023 Đăng bởi: Bùi Cương

Theo thống kê từ kết quả nghiên cứu trên 40 mẫu tôm bị bệnh (bỏ ăn, lờ đờ, gan tụy thay đổi hình dạng và màu sắc, ruột rỗng nhưng vẫn còn sống) thì có đến 87.5% cá thể tôm mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, tụy, và đặc biệt là gan. Nhiễm độc gan là một trong những bệnh lý chủ yếu gây nên hội chứng tử vong sớm (EMS) ở tôm nuôi. Tại Việt Nam trong những năm gần đây, tỷ lệ tôm nuôi mắc bệnh này lên đến 90% (*). Bài viết sau đây sẽ cung cấp giải pháp xử lý căn bệnh này và một số thông tin về thuốc giải độc gan cho tôm.

1. Triệu chứng nhiễm độc gan ở tôm nuôi

Gan đóng vai trò quan trọng trong tuyến tiêu hóa của tôm. Khi thức ăn vào trong cơ thể, cơ quan này giúp hấp thu, dự trữ chất dinh dưỡng, chuyển hóa các chất khác (protein, vitamin, hormone…) và tạo ra yếu tố đông máu. Nhiễm độc gan có thể gây viêm gan, hoại tử gan, phá hủy tuyến tiêu hóa và ảnh hưởng đến sự sống đàn tôm.

Do đó, quá trình nuôi tôm cần được theo dõi xuyên suốt, từ khâu chọn giống, thả giống đến cho ăn và, duy trì chất lượng nước trong đầm. Chúng ta cần chú ý quan sát và phát hiện các triệu chứng nhiễm độc gan ở tôm để kịp thời xử lý bằng thuốc giải độc gan cho tôm.

Tôm thường bị nhiễm độc gan trong khoảng thời gian từ 10 đến 45 ngày sau khi thả nuôi, mùa mưa dễ phát bệnh hơn mùa nắng. Một số triệu chứng cụ thể như sau:

Ảnh thực tế một số triệu chứng tôm nhiễm độc gan

  • Màu sắc thân bị biến đổi: màu nhợt nhạt xuất hiện ở giống tôm thẻ, màu đỏ sẫm/ nâu sẫm ở giống tôm sú
  • Vỏ bị óp, mềm
  • Tôm kém ăn, bỏ ăn
  • Tôm còi cọc, chậm lớn
  • Đi phân trắng
  • Đường ruột trống rỗng không có thức ăn hoặc bị đứt khúc
  • Màu sắc gan, tụy nhợt nhạt (hoặc màu nâu sẫm, đen)
  • Gan teo nhỏ lại, chai cứng, khó vỡ nếu bóp phần gan bằng ngón trỏ và ngón cái
  • Tôm yếu dần, có xu hướng bơi tấp vào mé
  • Tôm chết rải rác hoặc hàng loạt và chìm xuống đáy ao

2. Nguyên nhân dẫn đến nhiễm độc gan ở tôm

- Chất lượng thức ăn

Cho tôm ăn các loại thức ăn kém chất lượng, quá hạn sử dụng, thức ăn bị nấm mốc hoặc có thành phần dinh dưỡng thiếu cân đối giữa các nhóm chất như vitamin, chất béo, protein… dễ khiến gan bị viêm, phù nề, ảnh hưởng đến sức đề kháng của tôm. Khi kết hợp với các tác nhân từ môi trường sống sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng.

Tuy nhiên, không phải cho tôm ăn càng nhiều thức ăn bổ dưỡng (đạm, chất béo, năng lượng) càng tốt. Đây là hiểu lầm nhiều người mắc phải khi nuôi tôm thương phẩm. Hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn cao sẽ tạo ra gánh nặng cho gan, tụy vì chúng phải hoạt động nhiều hơn dẫn đến tình trạng suy gan, viêm gan.

Chưa dừng lại ở đó, việc phân phối khẩu phần ăn kém hợp lý có thể gây phát sinh các loại độc tố nguy hiểm như aflatoxin (gây suy giảm hệ miễn dịch, rối loạn sinh lý mô học…), mycotoxin (ảnh hưởng đến enzym tiêu hóa, suy giảm chức năng hệ miễn dịch…). Người nuôi tôm cần có kiến thức vững về chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giống tôm để phân phối khẩu phần khoa học, hợp lý, đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm.


Hình ảnh tôm khỏe, tôm đẹp

-Chất lượng môi trường nước

Các loại vi sinh vật có trong nước - môi trường sống của tôm - cũng là một trong những nguyên nhân khiến gan tôm bị nhiễm độc. 3 loại vibrio (vi khuẩn gram âm) V. alginolyticus, V. vulnificus và V. parahaemolyticus (tác nhân chính gây bệnh hoại tử gan - tụy) là tác nhân chính gây nên bệnh gan ở tôm.

Trong quá trình nuôi cũng cần theo dõi sát sao chất lượng nước trong đầm tôm để phát hiện kịp thời sự sinh sôi của các loại tảo, rêu, mốc vì chúng là nguồn độc tố nguy hiểm gây rối loạn chức năng gan.

Đối với các chỉ số có thể theo dõi được nhờ sự trợ giúp của các loại thiết bị hiện đại như nhiệt độ nước, độ pH, thành phần kim loại nặng (có trong nguồn nước lợ, nước mặn nuôi tôm), độc tố (nitrit, nitơ amoniac) cần được duy trì ở mức cân bằng, ổn định. Chẳng may phát hiện kịp thời tôm bị nhiễm bệnh thì môi trường nước đạt chuẩn, an toàn sẽ giúp việc dùng thuốc giải độc gan cho tôm hiệu quả hơn.

2.3 Cơ địa của tôm nuôi

Chọn tôm giống khỏe mạnh giúp hạn chế tình trạng nhiễm độc gan

Nguyên nhân này có thể là do sơ suất trong khâu chọn giống. Nếu chọn giống tôm kém chất lượng, yếu ớt sẽ ảnh hưởng đến năng suất nghiêm trọng. Ngoài ra việc bổ sung các loại thực phẩm tăng cường chức năng gan kém chất lượng, liều lượng không phù hợp cũng có thể gây ra gan nhiễm độc.

3. Cách xử lý tôm bị nhiễm độc gan

Khi phát hiện tôm bị nhiễm độc trong giai đoạn đầu, chúng ta có thể phối trộn thuốc giải độc gan cho tôm, hỗ trợ chức năng gan, tăng cường sức đề kháng… vào thức ăn. Đồng thời kết hợp thêm chế phẩm vi sinh như như SDN Plus và  khoáng tạt SUMIN-363 để duy trì tính cân bằng của hệ sinh thái trong nguồn nước và giảm thiểu các chất thải hữu cơ, kìm hãm sự phát triển của các vibrio gây bệnh gan.

Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Người nuôi cần chủ động sát khuẩn, vệ sinh ao, hồ, đầm nuôi trước và sau mùa vụ, thay nước định kỳ, chọn mua thức ăn chất lượng tốt, xây dựng khẩu phần ăn khoa học… để duy trì sức khỏe cho đàn tôm, đảm bảo năng suất.

Mọi thông tin quý vị vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM  MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA

ĐC: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội

ĐT: 024 63 259 389 / 0977 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21  

Website: www.dopa.vn - www.dobio.vn - www.dobio.com.vn - www.thuysandopa.vn

Facebook: www.facebook.com/thuysandopa

MUA HÀNG TRÊN SHOPEE CỦA CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC GIAO HÀNG VÀ THANH TOÁN TẠI NHÀ TẠI ĐÂY HOẶC TẠI ĐÂY HOẶC TẠI ĐÂY 

Gian hàng 1: https://shopee.vn/dopa.vn

Gian hàng 2: https://shopee.vn/dobio.vn

Gian hàng 3: https://shopee.vn/dopa.com.vn

ĐỂ TÌM HIỂU THÊM SẢN PHẨM BÀ CON CŨNG CÓ THỂ CHAT VỚI CHÚNG TÔI QUA: 

FACEBOOK BẤM TẠI ĐÂY: m.me/thuysandopa

ZALO BẤM TẠI ĐÂY: bit.ly/visinhdobio

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm hiệu quả Sản phẩm hiệu quả
Giá cả tốt nhất Giá cả tốt nhất
Vận chuyển linh động Vận chuyển linh động
Zalo Hotline
Thủy Sản Dopa Cung Cấp Thuốc Thủy Sản, Chế Phẩm Sinh Học, Men Vi Sinh