Đăng nhập Tạo tài khoản

CHẾ PHẨM SINH HỌC VƯỜN SINH THÁI CHO THỦY SẢN

04/10/2020 Đăng bởi: Dopa

  

Sử dụng SP "Vườn Sinh Thái" loại chuyên dùng cho Thủy Hải Sản - (Hoặc dùng loại Đa Chức Năng)

QUY TRÌNH SỬ DỤNG CHẾ PHẨM VƯỜN SINH THÁI CHO THUỶ HẢI SẢN

I – Công dụng

      Góp phần cải thiện môi trường ao nuôi, kích thích hệ vi sinh vật có ích phát triển, ức chế các chủng vi sinh vật gây hại cho cá và môi trường ao nuôi, hạn chế tối đa các nguồn phát sinh khí độc như H2S, CH4, CO2, NH3, NO…từ đó cải thiện môi trường ao nuôi, bổ sung nguồn dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho cá, hạn chế các loại bệnh, tăng lượng oxi hoà tan (hàm lượng DO, COD) từ đó giảm hiện tượng cá ăn nổi làm cho cá mau lớn và khoẻ mạnh, rút ngắn quá trình nuôi, tiết kiệm chi phí đầu tư.

II - Quy trình sử dụng chế phẩm Vườn Sinh Thái

2.1 Cho ăn

v  Nếu cho cá ăn thức ăn xanh (cỏ, lá các loại)

*Lượng thức ăn cần dùng mỗi ngày bằng 25 – 30% tổng khối lượng cá ước tính trong ao:

*Cách sử dụng: Dùng 5 – 10ml chế phẩm “Vườn Sinh Thái” pha với 3 - 5 lít nước phun trực tiếp lên cỏ lá để 15 – 20 phút rồi thả xuống ao.

            Lưu ý: cỏ sau khi thu hoạch về loại bỏ các tạp chất không cần thiết, để khô nước sau đó mới phun chế phẩm.   

v  Nếu cho cá ăn thức ăn tinh (Cám công nghiệp, cám gạo, bột ngô…)

*Lượng thức ăn cần dùng mỗi ngày bằng 2 – 3 % tổng khối lượng cá trong ao.

*Cách sử dụng: Dùng 5 - 7ml chế phẩm “Vườn Sinh Thái” hòa với một ít nước trộn với 4 – 5kg thức ăn tinh, để 15 phút rồi thả xuống ao cho cá ăn.

            Lưu ý:

- Cách trộn thức ăn với chế phẩm VST (nếu là cám ăn nổi): Cân khối lượng thức ăn, cho vào dụng cụ chuyên dùng (thau, thùng sạch). Hòa nước với chế phẩm VST theo tỷ lệ đã hướng dẫn sau đó đổ nước vào cám cho ngấm đều, khoảng 15 – 20 phút sau vớt cám ra sao cho nước đã pha chế phẩm vừa hết là được.

- Nên cho cá ăn vào khung làm sẵn để tạo thói quen, trước khi cho ăn vớt bỏ thức ăn còn thừa, 1 tuần cho ăn 3 – 4 bữa, các loại thức ăn tinh cho ăn vào buổi sáng, thức ăn xanh ăn vào buổi chiều.

2.2 Xử lý môi trường nuôi (Kỹ thuật chống ô nhiễm hữu cơ, bổ sung dinh dưỡng và hạn chế nguồn bệnh dịch trong môi trường nuôi)

         Quản lý độ trong: Độ trong của nước nuôi thủy sản chủ yếu phụ thuộc vào mật độ của sinh vật phù du có trong ao. Khi độ trong quá thấp, thường do tảo phù du phát triển quá dày, làm các chỉ số pH, DO biến động rất lớn gây sốc cho thủy sản nuôi trong ao. Ngược lại khi độ trong cao, hàm lượng ôxy thường thấp và tảo đáy có nguy cơ bùng phát mạnh, cạnh tranh không gian hoạt động và ôxy về ban đêm, gây sốc cho tôm cá. Độ trong của nước ao tốt nhất là 30 - 40cm và nước phải có màu xanh nõn chuối là được.

Lưu ý: Khi pH cao (môi trường kiềm), môi trường nước thường có độ trong thấp, cá thường mất nhớt, lượng oxi hòa tan kém dẫn đến cá có thể chết ngạt hoặc ăn lổi. Khi pH thấp (môi trường acid), nước có độ trong cao, mặt nước thường có màu nâu đỏ, lổi váng, cá thường chậm lớn, gầy yếu, thời gian nuôi kéo dài.

           Để cá, tôm, baba, ếch… được khoẻ mạnh, mau lớn, không mắc bệnh,…cần tạo cho môi trường nuôi trong sạch, không ô nhiễm, hệ vi sinh vật phù du đa dạng, màu nước chuẩn, tăng hàm lượng oxi hòa tan…

           Muốn vậy bà con thực hiện các biện pháp sau:   

uKhi môi trường nước có biểu hiện ô nhiễm nặng, cá gầy yếu, chậm lớn…có thể dùng chế phẩm VST xử lý như sau:

    Trước khi xử lý chế phẩm VST cần xác định mức độ ô nhiễm của môi trường nuôi. Cụ thể:

* Nếu pH cao (>8): Dùng 5kg phèn chua kết hợp với 2kg đường. Các thành phần này hòa với nước cho tan đều sau đó mới trộn vào nhau để 30-45 phút mới té đều xuống mặt ao cho một diện tích 360m2. Sau 1 ngày mới xử lý chế phẩm VST.

*Nếu pH thấp(pH<5): Dùng 18-20kg lân lâm thao té đều cho một diện tích 360m2. Sau 1 ngày mới xử lý chế phẩm VST.

            Xác đinh pH bằng giấy quỳ tím (có HD cụ thể hoặc liên hệ tư vấn: K.s Phạm Công Khải, Phòng KD-ĐT & PTTT công ty TM Trung Việt.

Cách xử lý chế phẩm VST như sau: Dùng 100 ml chế phẩm “VST” (loại chuyên dùng cho thủy hải sản hoặc đa năng) pha với 40 – 50 lít nước sạch đã pha thêm 1kg đường nho hoặc đường mía (đường saccarose) để 40 – 50 phút rồi té đều trên mặt ao với 1 diện tích 500-600m2 mặt nước, định kỳ 30 – 45 ngày/lần (với ao có độ sâu 1,2 – 1,4m).

            Một số chú ý khi sử dụng chế phẩm “Vườn Sinh Thái”:

-          Một lọ chế phẩm 100ml xử lý cho 600m3 nước ao.

-          Khi pha nên pha đường và nước trước và khuấy đều cho tan đường sau đó mới pha chế phẩm.

-          Khi té dung dịch đã pha xuống mặt ao phải té đều và trước khi té phải dọn sạch các hệ thực vật sinh sống ở mặt ao (các loại bèo, rau muống, rong, rêu..), tạo thông thoáng và điều kiện thuận lợi cho các hệ vi sinh vật có ích phát triển.

-          Nếu ao bị ô nhiễm nặng, trước khi xử lý chế phẩm nên bón vôi, sau 2 – 3 ngày mới xử lý. (Bón 2kg/100m3 để phòng tránh các loại bệnh cho cá, vôi được hòa với nước và té đều trên mặt ao vào 9 – 10h sáng)

vBón phân gây màu nước tăng thức ăn tự nhiên cho cá(trước khi nuôi cá). Lượng phân bón mỗi tháng/100m3 ao : phân chuồng 40 – 45 kg, phân xanh 35 – 40kg, phân Ure 0,4kg phân lân 0,8kg.

w Hạn chế dùng kháng sinh và hóa dược, bởi nếu dùng thường xuyên, thuốc có thể tiêu diệt hệ vi sinh vật có lợi ở đáy ao, giảm quá trình chuyển hóa lượng chất hữu cơ lơ lửng và lắng tụ ở đáy ao.

x Chống xói lở bờ ao và chống nước mưa có thể kéo theo các chất thải hữu cơ vào trong ao cũng là biện pháp cần thiết, để hạn chế vấn đề này có thể dùng nilong che phủ bờ ao.

y Sẻ rãnh xung quanh mép ngoài bờ ao rồi trôn vôi định kỳ tạo vành đai bảo vệ đặc biệt vào đầu mùa mưa để hạn chế các chất độc xâm nhập vào ao, ổn định pH giảm thiểu ô nhiễm môi trường nuôi.

z Áp dụng các mô hình nuôi ghép, nuôi luân canh và nuôi tổng hợp có thể giúp người nuôi quản lý môi trường thích hợp và bền vững.

{Ngoài các biện pháp trên, để hạn chế dịch bệnh hại và kịp thời xử lý người nuôi cần thường xuyên kiểm tra ao cá. Cụ thể:

-          Theo dõi màu nước ao để điều chỉnh lượng thức ăn, cũng như quản lý môi trường nuôi cho tốt.

-          Cần thường xuyên quan sát tình trạng sinh trưởng của cá: Nếu cá gầy yếu là cá đói đang thiếu thức ăn cần bổ sung. Cá bơi yếu, bơi tản mạn, bơi lờ đờ có biểu hiện lao vào bờ è Chứng tỏ cá yếu, đang bị bệnh, cần điều tra và xác định nguyên nhân. Cá nổi đầu lâu, lờ đờ thành từng đàn, tản mạn nhất là vào buổi sáng từ 6h – 8h sáng là cá đang thiếu oxy trầm trọng cần có biện pháp xử lý(Dùng chế phẩm VST theo đúng quy trình).

Phân phối bởi:

 

 

TRUNG TÂM  MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA

 

ĐC: 37 Thạch Bàn - Phường Thạch Bàn - Long Biên - Hà Nội ( Bản Đồ Đến Dopa Tại Đây )

ĐT: 04 63 259 389 /09 7 7 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21  

Mail: thuocthuysan86@gmail.com

Web: http://thuysandopa.vn

                                             https://www.facebook.com/thuysandopa

 

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm hiệu quả Sản phẩm hiệu quả
Giá cả tốt nhất Giá cả tốt nhất
Vận chuyển linh động Vận chuyển linh động
Zalo Hotline
Thủy Sản Dopa Cung Cấp Thuốc Thủy Sản, Chế Phẩm Sinh Học, Men Vi Sinh