Hiện tượng cá nuôi ăn kém và chậm lớn sẽ dẫn tới năng suất nuôi thấp. Từ đó, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của người chăn nuôi với nhiều nguyên nhân khác nhau. Để phát hiện và có biện pháp khắc phục thì cần phải tuân thủ chặt chẽ các biện pháp kỹ thuật nuôi trồng thủy sản. Đồng thời theo dõi hoạt động sinh trưởng và bắt mồi của cá hàng ngày. Cũng như định kỳ kiểm tra cá để phát hiện các dấu hiệu bất thường của cá nuôi.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN CÁ CHẬM LỚN
Hoạt động sống của cá nuôi trong ao bị ảnh hưởng bởi tác động cộng hợp qua lại bởi nhiều yếu tố như: Chất lượng con giống, mật độ nuôi, tính phù hợp của môi trường nuôi, chất lượng thức ăn và mầm bệnh... Để việc nuôi trồng hiệu quả, mang lại năng suất cao, bà con cần phải trang bị sẵn những kiến thức cơ bản về động vật thủy sản mà mình nuôi trồng. Từ đó, có thể nhanh chóng phát hiện ra các nguy cơ tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cá. Để có biện pháp khắc phục kịp thời, hạn chế dịch bệnh mà vẫn giúp cá nuôi đạt tốc độ lớn tốt nhất có thể. Khi nắm bắt được nguyên nhân chính xác, có thể sẽ có những biện pháp kỹ thuật kịp thời để điều chỉnh và khắc phục những yếu tố bất lợi.
1. CHẤT LƯỢNG CON GIỐNG ĐẦU VÀO
-
Chất lượng con giống đóng vai trò quyết định tới tốc độ phát triển và kích cỡ thương phẩm của cá. Cùng một môi trường sống, những cá thể có nguồn gen tốt, không bị thoái hóa sẽ có tốc độ lớn khác nhau, khả năng kháng bệnh khác nhau. Vì vậy, để đảm bào con giống chất lượng tốt, bà con nên thả giống có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh được cung cấp bởi trại giống uy tín. Không nên sử dụng giống không có nguồn gốc rõ ràng, bán trôi nổi trên thị trường. Giống thả nên có kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng, phản xạ với ánh sáng và âm thanh tốt.
2. CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI
-
Môi trường nuôi cần phải đảm bảo thích hợp với hoạt động sống của cá nuôi. Các yếu tố của môi trường nước như: NH3, NO2, H2S, O2, pH… cần được theo dõi kiểm tra liên tục. Để điều chỉnh kịp thời về mức tối ưu có thể. Hạn chế thấp nhất hàm lượng khí độc trong ao. Cũng như sự biến động của pH cần có biện pháp kỹ thuật thích hợp. Cần phải cung cấp đúng và định kỳ các vi sinh thích hợp có lợi vào ao nuôi. Để làm sạch đáy ao, giảm lượng NH3, NO2, H2S… trong ao. Tùy vào mật độ nuôi và mức độ ô nhiễm đáy ao có thể dùng các chế phẩm vi sinh như: DOBIO AZ, DOBIO NITRO, DOBIO CLEAN, DOBIO ALGAE, DOBIO RN, DOBIO 01...... với chu kỳ 7-10 hoặc 10-15 ngày 1 lần.
3. TÁC NHÂN GÂY BỆNH CÓ TRONG AO NUÔI
-
Bệnh ký sinh trùng trên cá cũng là một nguyên nhân gây ra hiện tượng chậm lớn. Trong quá trình nuôi, nếu thấy cá có hiện tượng bắt mồi kém, bơi lờ đờ, phản xạ không tốt với ánh sáng và tiếng động. Nặng hơn cá có hiện tượng cá chết tỉa, rải rác kéo dài cần tiến hành kiểm tra cá. Nếu cá bị ký sinh trùng cần tiến hành khử trùng nước ao bằng: DOPA KILL, FBK, IODINE..... Và cho cá ăn sổ nội ngoại ký sinh trùng FPT để cá khỏe, không bị còi cọc.
4. CÁC BỆNH VỀ HỆ TIÊU HÓA CỦA CÁ
-
Khi hệ tiêu hóa của cá không tốt sẽ không có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng khiến cá còi cọc, yếu và chết dần. Để phòng tránh tình trạng này có thể trộn DOBIO GLUCAN định kỳ để bổ sung Vitamin, Betacan và các dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho hoạt động sinh trưởng của cá. Và bổ sung các loại men tiêu hóa có lợi cho cá: DOBIO ZYME, LATYZYM....
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA
ĐC: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội
ĐT: 024 63 259 389 / 0977 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21
Website: www.dopa.vn - www.dobio.vn
Chat Facebook với chúng tôi ngay: m.me/thuysandopa
MUA HÀNG TRÊN SHOPEE CỦA CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC GIAO HÀNG VÀ THANH TOÁN TẠI NHÀ TẠI ĐÂY
Gian hàng 1: https://shopee.vn/dopa.vn
Gian hàng 2: https://shopee.vn/dobio.vn
ĐỂ TÌM HIỂU THÊM SẢN PHẨM BÀ CON CŨNG CÓ THỂ CHAT VỚI CHÚNG TÔI QUA:
ZALO BẤM TẠI ĐÂY: bit.ly/visinhdobio