Đăng nhập Tạo tài khoản

GIÚP BÀ CON KHẮC PHỤC BỆNH MỀM VỎ Ở TÔM

07/04/2022 Đăng bởi: Nguyễn Thắm

Bệnh mềm vỏ ở tôm thường xuất hiện với các biểu hiện như: tôm có vỏ mỏng, mềm; vỏ có màu sẫm, bị nhăn nheo, gợn sóng và tình trạng mềm vỏ kéo dài trong vài tuần làm cho tôm dễ bị các loại vi khuẩn, nấm bệnh tấn công. Khiến tôm suy yếu, chậm phát triển, dạt vào bờ và có thể chết rải rác. Bệnh tuy không gây mất mùa như EMS, đốm trắng, đầu vàng nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá trị thương phẩm của tôm, gây thiệt hại không nhỏ cho bà con nuôi. Hôm nay, Dopa.vn sẽ giới thiệu đến bà con những nguyên nhân gây nên bệnh mềm vỏ kinh niên cũng như cách phòng và trị bệnh mềm vỏ ở tôm.

Tôm thẻ bị mềm vỏ

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TÔM ĐÃ MẮC BỆNH MỀM VỎ

✅ Tôm mắc bệnh thường có vỏ mềm, mỏng, vỏ có màu sẫm, bị nhăn, gồ ghề... có khi vỏ rời thịt.

✅ Tôm mắc bệnh thường yếu, kém hoạt động, dễ bị tôm khác ăn thịt hoặc dễ bị mắc các bệnh bẩn mình, bẩn mang, chết rải rác.

NGUYÊN NHÂN KHIẾN TÔM MẮC BỆNH MỀM VỎ

Do môi trường nước ao nuôi: 

  • Nước ao nuôi bị nhiễm độc: do tảo; chất thải công nghiệp, nông nghiệp; hoặc dư lượng hóa chất, đặc biệt là thuốc trừ sâu.
  • Độ mặn hoặc độ kiềm trong ao thấp (< 40mg CaCO3/l): độ mặn thấp khiến ao nuôi thiếu khoáng chất vì thế sau khi tôm lột vỏ không thể hình thành lớp vỏ mới như ban đầu.
  • Ngoài ra, tôm nuôi quá dày, nuôi thâm canh với mật độ cao, môi trường ao nuôi dễ biến động, làm tôm bị sốc, ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất dinh dưỡng khiến tôm mềm vỏ.

Do thiếu dinh dưỡng trong quá trình nuôi:

  • Trong quá trình nuôi tôm, bà con cho tôm ăn các loại thức ăn kém chất lượng.
  • Tôm ăn bị thiếu vitaminkhoáng chất, đặc biệt thiếu hàm lượng canxi và phosphor.
  • Khi tôm lột xác để tạo lớp vỏ mới, thông thường lớp vỏ mới sẽ cứng trở lại sau 24h, vì thế nếu thiếu vitamin xúc tác quá trình chuyển hóa khoáng cần thiết trong cơ thể thì tôm sẽ bị mềm, mỏng vỏ...

CÁCH PHÒNG BỆNH MỀM VỎ Ở TÔM

"Phòng bệnh hơn trị bệnh", vì vậy đây là khâu rất quan trọng, khi làm tốt khâu phòng bệnh ngay từ đầu thì tôm rất ít khi bị dịch bệnh. 

✅ Trong công tác cải tạo ao, thực hiện đúng quy trình cải tạo theo 3 bước: cải tạo bằng cơ học, hóa học và sinh học ( không lạm dụng hóa chất hoặc dùng thuốc trừ sâu để cải tạo ao).

✅ Ngoài ao nuôi chính nên có ao lắng để chứ nước dự trữ, đảm bảo có nước sạch khi cần cung cấp cho ao nuôi, tránh lấy nước trực tiếp ngoài sông, ruộng chưa qua xử lý.

✅ Chọn giống tốt, giống phải qua kiểm dịch đạt chuẩn, thả giống với mật độ vừa phải.

✅ Tránh nguồn nước thải công nghiệp, nông nghiệp có chứa chất độc hại và nước sinh hoạt đổ vào ao nuôi.

✅ Đảm bảo cân bằng giữa các loài tảo, tránh tảo độc phát triển mạnh gây ảnh hưởng đến tôm nuôi.

✅ Đo pH, độ mặn thường xuyên để kịp thời điều chỉnh ở mức thích hợp. Phải đảm bảo độ kiềm 80-120 (tôm sú), 120-160 (tôm thẻ). Độ pH thích hợp khoảng 7,5-8,5, dao động không quá 5 đơn vị trong ngày.

→ Tham khảo test Sera để kiểm tra các chỉ số trong môi trường nước: Test pH, Test KH, Test Oxy......

✅ Mua thức ăn từ nhà cung cấp uy tín, đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên trộn Vitaminmen tiêu hóa giúp cho tôm hấp thụ thức ăn tốt.

Bổ sung men tiêu hóa cho tôm 

✅ Sử dụng khoáng tạt hoặc khoáng ăn định kỳ để đảm bảo đủ chất khoáng giúp cho quá trình tạo vỏ của tôm.

✅ Duy trì ổn định môi trường ao nuôi bằng các biện pháp cơ học như: quạt nước, sục khí đáy...

✅ Dùng chế phẩm sinh học để cải tạo và xử lý môi trường ao nuôi định kỳ, tánh gây biến động môi trường đột ngột dẫn đến sốc môi trường cho tôm làm cho tôm dễ mẫn cảm với tác nhân gây bệnh và cũng là điều kiện cho bệnh bùng phát.

CÁCH TRỊ BỆNH MỀM VỎ Ở TÔM

Trong quá trình nuôi tôm, thường xuyên theo dõi đàn tôm để sớm phát hiện dấu hiệu bất thường.

✅ Khi phát hiện tôm bị mềm vỏ trong ao nuôi thì phải tiến hành tăng cường cung cấp oxygen, đồng thời tạt vôi hoặc Dolomite  để tăng kiềm, đưa pH lên.

✅ Tạt vi sinh YUCCA ZEO hoặc YUCCA DOBIO nhằm mục đích cải thiện chất lượng nước, giảm khí độc trong ao, tạo môi trường thông thoáng.

✅ Bổ sung khoáng tạt hoặc khoáng bột cho ăn với liều gấp đôi so với liều phòng.

✅ Đồng thời, bổ sung thêm SUPERMIX, VITAMIN, MEN TIÊU HÓA.... giúp tăng khả năng đào thải, thanh lọc độc tố, cân bằng quá trình trao đổi chất giúp tôm cứng vỏ trở lại và tăng trưởng bình thường. 

 

Trên đây là đầy đủ thông tin về bệnh mềm vỏ của tôm, bà con phải theo dõi sát quá trình nuôi, kịp thời phòng bệnh, giúp tôm phát triển khỏe mạnh; tôm cứng vỏ và chắc thịt giúp bà con có một mùa nuôi thủy sản bội thu. Chúc bà con thành công!!!

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM  MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA

ĐC: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: 024 63 259 389 / 0977 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21  

Website: www.dopa.vn - www.dobio.vn 

Chat Facebook với chúng tôi ngay: m.me/thuysandopa

MUA HÀNG TRÊN SHOPEE CỦA CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC GIAO HÀNG VÀ THANH TOÁN TẠI NHÀ TẠI ĐÂY 

Gian hàng 1: https://shopee.vn/dopa.vn

Gian hàng 2: https://shopee.vn/dobio.vn

ĐỂ TÌM HIỂU THÊM SẢN PHẨM BÀ CON CŨNG CÓ THỂ CHAT VỚI CHÚNG TÔI QUA: 

ZALO BẤM TẠI ĐÂY: bit.ly/visinhdobio

 

 

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm hiệu quả Sản phẩm hiệu quả
Giá cả tốt nhất Giá cả tốt nhất
Vận chuyển linh động Vận chuyển linh động
Zalo Hotline
Thủy Sản Dopa Cung Cấp Thuốc Thủy Sản, Chế Phẩm Sinh Học, Men Vi Sinh