Đăng nhập Tạo tài khoản

HỎI ĐÁP NHÀ NÔNG

04/10/2020 Đăng bởi: Dopa

Hỏi : Chị Hoàng thị Vân, ở xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình mong được hướng dẫn cách chữa bệnh đường ruột cho ếch nuôi mà không dùng thuốc.

Đáp : TS Bùi quang Tề - Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I có câu trả lời cho chị như sau:

Ếch bị bệnh đường ruột thường do ăn phải thức ăn kém chất lượng như: quá hạn sử dụng, hoặc thức ăn cũ, mốc, hay bị côn trùng như mối mọt xâm nhập.

Để khắc phục bệnh đường ruột ở ếch, trước hết chị cần loại bỏ những lô thức ăn kém chất lượng. Sau đó, chị có thể giã tỏi tươi trôn với thức ăn mới của ếch, liều lượng 0,5kg tỏi cho 100kg ếch ăn trong một ngày. Cho ếch ăn liên tục từ 3-5 ngày là ếch sẽ khỏi bệnh đường ruột.

Hỏi: Từ Hợp Tiến, Đồng Hỷ, Thái Nguyên, anh Lê Văn Tình hỏi: “ Nhà tôi nuôi một ao cá rô phi. Mấy ngày nay thấy cá có biểu hiện bơi lội lung tung trên mặt nước, vận động mạnh, như bị ngứa ngáy, giảm ăn. Không biết cá nhà tôi bị làm sao, nhờ các chuyên gia tư vấn giúp.”

Đáp: Câu hỏi này của anh Tình đã được chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản là TS Bùi Quang Tề, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I tư vấn như sau:

Với những triệu chứng trên thì cá nhà anh Tình đã bị rận ký sinh. Bệnh nay khá nguy hiểm bởi nó sẽ làm cho da cá bị viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng khác xâm nhập. Vì vậy, rận ký sinh thường cùng lưu hành với bệnh đốm trắng, bệnh đốm đỏ, lở loét nên dẫn đến làm cá chết hàng loạt.

Khi cá bị rận ký sinh, anh Tình và bà con cần xử lí như sau:

- Dùng KMnO4 nồng độ 3-5g/m3 hoặc clorine nồng độ 1g/m3 phun xuống ao.

- Dùng Formalin nồng độ 20-25 ppm(20-25 ml/m3 phun xuống ao.

 

Hỏi: Anh Nguyễn Thanh Bằng ở Kinh Môn, Hải Dương, cho biết: Cá có hiện tượng vàng thân, đen đầu, nổi lên mặt nước và chết. 

Đàn cá nhà anh Nguyễn Văn Phóng ở Văn Giang, Hưng Yên, cũng bị chết rất nhiều. Khi chết, cá có hiện tượng đỏ đuôi, đỏ vây.

Anh Đoàn Văn Vĩnh ở Tân Tiến,  Gia Lộc, Hải Dương cũng cho biết, đàn cá nhà anh bị đen đầu, bong vẩy và chết.

Anh Bằng, anh Phóng, anh Vĩnh đều rất lo lắng không biết cá nhà mình bị bệnh gì và phải phòng trị bệnh cho cá như thế nào?

Đáp: Tuy các biểu hiện bệnh khác nhau, nhưng cá trắm ở 3 ao nuôi trên đều đã bị bệnh xuất huyết do ví rút gây ra. Cá trắm bị mắc bệnh xuất huyết do vi rút thường có các biểu hiện như kém ăn, bỏ ăn, đen người, mùi tanh khác thường, mang dính bùn, bóc da cá chết lên thấy bị đỏ…

Khi cá đã bị mắc bệnh thì không có thuốc điều trị, các anh và bà con nên chủ động phòng bệnh cho cá như sau:

- Thứ nhất, các anh nên giữ cho môi trường ao nuôi luôn sạch sẽ, bằng cách:

+ Bón vôi định kì cho ao, với lượng 2 kg vôi cho 100m3 nước ao, 2 lần/tháng.

+ Khử trùng nước ao bằng thuốc Vạn tiêu linh 0,5g/m3 nước, 1 lần 1 tuần.

chú ý không dùng chung vôi và vạn tiêu linh trong cùng một lần mỗi loại phải dùng cách nhau một tuần

- Thứ hai, cho cá ăn thuốc Tiên Đắc thuốc tỏi , trộn vào thức ăn 4g thuốc cho 1 kg cá ăn trong 1 ngày trong 3 ngày liên tục. Cho cá ăn Vitamin C, trộn vào thức ăn tinh 0,3g/1kg cá/ ngày trong 3 ngày liên tục. Không thay nước mới  khi dùng thuốc vạn tiêu linh và tiên đắc

 

 

TRUNG TÂM  MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA

 

ĐC: 37 Thạch Bàn - Phường Thạch Bàn - Long Biên - Hà Nội ( Bản Đồ Đến Dopa Tại Đây )

ĐT: 04 63 259 389 /09 7 7 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21  

Mail: thuocthuysan86@gmail.com

Web: http://thuysandopa.vn

                                             https://www.facebook.com/thuysandopa

 

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm hiệu quả Sản phẩm hiệu quả
Giá cả tốt nhất Giá cả tốt nhất
Vận chuyển linh động Vận chuyển linh động
Zalo Hotline
Thủy Sản Dopa Cung Cấp Thuốc Thủy Sản, Chế Phẩm Sinh Học, Men Vi Sinh