Đăng nhập Tạo tài khoản

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHẾ PHẨM VI SINH TRONG ỨNG DỤNG THỰC TIỄN

04/10/2020 Đăng bởi: Dopa

Hiện nay, trong xu thế nuôi trồng thủy sản tập trung hóa, với đà kỹ thuật sinh học tăng cường, việc sử dụng chế phẩm vi sinh để cải thiện nước ô nhiễm, nâng cao khả năng tự làm sạch của nước nhận được đông đảo sự công nhận của mọi người. Chế phẩm vi sinh có khả năng phân giải khoáng hóa các chất ô nhiễm hữu cơ để làm sạch chất lượng nước, duy trì cân bằng khuẩn và tảo để ổn định màu nước, ức chế vi khuẩn gây bênh, tăng cường miễn dịch cho động vật thủy sản, cải thiện môi trường sống của vi sinh trong nước, nâng cao khả năng tự làm sạch nước,…Bây giờ, phần lớn người nuôi đều đã nhận thức được những đặc điểm này, nhưng nhận thức về khía cạnh lựa chọn chế phẩm vi sinh và kỹ thuật ứng dụng lại chưa hẳn đầy đủ. Bài viết này xin được nêu ra một số cách nhìn nhận của tác giả.

 

 

I. Lựa chọn sản phẩm

 

Mấy năm gần đây, thông qua thực tiễn ứng dụng của người nuôi và sự tuyên truyền của công ty, người nuôi dần dần có cách nhìn khả quan hơn về chế phẩm vi sinh, nhận thức đi từ giai đoạn cảm tính ( ví dụ như đóng gói xấu đẹp, sức tiêu thụ, thuyết minh tổng quát, sự giới thiệu của đại lý,…) sang giai đoạn lí tính (xem trọng hiệu quả thực tế, chất lượng sản phẩm,…). Một vài thông tin như số lượng khuẩn hữu hiệu, kích cỡ đóng gói, số lượng chủng khuẩn trong sản phẩm, chỉ có thể lấy được từ phía công ty sản xuất mà không thể kiểm chứng ra dễ dàng được. Ở một mức độ nhất định sẽ gây phiền toái cho người nuôi trong việc lựa chọn chính xác sản phẩm sử dụng. Hiểu được những kiến thức này sẽ giúp ích cho người nuôi rất nhiều trong lựa chọn sản phẩm, hình thành một khả năng tiêu chuẩn phán đoán cho bản thân.

 

 

1. Số lượng vi khuẩn hữu hiệu trong sản phẩm

 

Hiện nay, ngành sản xuất chế phẩm vi sinh vẫn chưa có tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn ngành nghề, chỉ có tiêu chuẩn của công ty, xí nghiệp. Đa số các công ty đều coi số lượng khuẩn sống trong mỗi gam hoặc mililit làm tiêu chuẩn sản phẩm, chỉ có một số ít sản phẩm lấy hoạt tính enzyme hoặc khả năng oxy hóa (phân giải) làm tiêu chuẩn sản phẩm.

 

 

Hiện nay, các sản phẩm vi sinh bày bán trên thị trường đều có sự khác biệt về số lượng khuẩn sống hữu hiệu, một số sản phẩm ghi là 10 tỷ/g (ml), cao hơn nữa là 50 tỷ/g, thậm chí là 1000 tỷ/g. Việc số lượng khuẩn ít nhiều chỉ có thể nói lên được sự khác nhau về công nghệ sản xuất chứ không được xem là tiêu chuẩn chính của chế phẩm vi sinh, áp dụng công nghệ cô đặc hoàn toàn có thể đạt trên 1000 tỷ/g khuẩn sống hữu hiệu. Số lượng khuẩn ít nhiều chỉ là một khía cạnh trong đó, mấu chốt là lượng dùng ra sao. Đối với sản phẩm 500 tỷ/g, vẫn hướng dẫn sử dụng với lượng dùng 500g hoặc cao hơn nữa, chúng ta sẽ có đầy đủ cơ sở để nghi vấn mục đích kinh doanh của công ty, công nghệ sản xuất, phương pháp kiểm tra, tỉ lệ sống của vi khuẩn và hoạt tính,…

 

 

2. Đóng gói sản phẩm

 

Một số người nuôi thích mua những sản phẩm vi sinh đóng bao to hoặc có lượng dùng lớn, cảm thấy những sản phẩm có lượng dùng ít sẽ không mấy hiệu quả. Đối với người nuôi mà nói, vi sinh vật quá nhỏ, không thể quan sát được bằng mắt thường, càng không thể tiến hành các phương pháp thí nghiệm để kiểm tra số lượng khuẩn sống hữu hiệu trong đó, chỉ có thể dựa vào tiêu chuẩn phán đoán và kinh nghiệm đối với những sự vật bình thường làm cơ sở lựa chọn cho bản thân. Nhưng, người nuôi cần hiểu rằng, thành phần vi sinh có hiệu chỉ chiếm một phần nhỏ trong sản phẩm vi sinh, tính toán sơ qua có thể biết được: nếu 1000m2 nước sử dụng 1000g sản phẩm 10 tỷ/g, chất lượng vi khuẩn (nha bào) nếu tính theo 10-12-10-11g/con. Tổng trọng lượng vi khuẩn trong đó có thể là (10-12-10-11)g/con x 10 tỷ/g x 1000g, tức 1-10g. Do đó, phần lớn trong sản phẩm vi sinh đều là chất mang. Vì vậy, kích thước đóng gói sản phẩm và lượng thuốc sử dụng nhiều hay ít không nên coi là yếu tố hướng dẫn lựa chọn sản phẩm vi sinh.

 

 

3. Số lượng chủng khuẩn trong sản phẩm

 

Trên thị trường thuốc thủy sản hiện nay, trong hướng dẫn sử dụng sản phẩm vi sinh có nhắc đến thành phần chủ yếu bao gồm Bacillus, vi khuẩn quang hợp, khuẩn acid lactic, nấm men, xạ khuẩn, vi khuẩn khử N (denitrifying bacteria), Nitrifying bacteria, nitrosobacteria, Pseudomonadaceae,…Phàm là các chủng khuẩn có lợi đều liệt kê ra, cũng không quan tâm số vi khuẩn này có thể liệt ra cùng nhau hay không. Kỳ lạ hơn nữa là, còn có một số sản phẩm được nói là do mấy trăm chủng khuẩn phối chế thành. Liệu đó có phải là chủng khuẩn càng nhiều thì hiệu quả càng tốt hay không?

Địa vực nước ta kéo dài, chất lượng nước mỗi vùng đều có rất nhiều khác biệt, mô hình nuôi đa dạng, trình độ quản lý không giống nhau. Muốn tạo ra được một sản phẩm có hiệu quả tốt đối với các trường hợp kể trên, quan trọng hơn cả là tỉ lệ phối chế hợp lí các chủng khuẩn và sự bổ sung cân bằng cho nhau. Những sản phẩm có phương pháp phối chế ưu tú cần thể hiện được ưu thế trong tỉ lệ phối chế hợp lý giữa các chủng khuẩn có công dụng khác nhau và khả năng kết hợp tăng hiệu quả giữa chúng, mà không có hiệu ứng đối kháng biểu hiện ra từ sự phối trộn đơn giản giữa các chủng khuẩn. Số lượng chủng khuẩn trong phương pháp phối chế càng nhiều sẽ càng tạo ra nhiều thử thách cho công tác nghiên cứu, tác dụng tương hỗ giữa nhiều chủng khuẩn sẽ khó mà dự đoán và kiểm soát được, và những cái không biểu hiện ra đều là hiệu ứng chồng tích lũy. Vì vậy, thiết kế phương pháp phối chế sản phẩm ưu tú là xem xét đầy đủ công dụng của mỗi chủng khuẩn cơ sở để kiểm soát tỉ lệ số lượng các chủng khuẩn, chứ không phải là đơn thuần lấy số lượng chủng khuẩn làm mục tiêu, bảo đảm tính ổn định của sản phẩm và phát huy đầy đủ hiệu quả công dụng hoạt tính sinh học của nó mới là điều cốt lõi.

Ngoài ra, các chủng khuẩn khác như Bacillus, vi khuẩn nitrat, vi khuẩn quang hợp,…đều có công dụng đặc thù của từng chủng; hoạt động chuyển hóa, sinh trưởng và điều kiện bảo quản của nó đều có sự khác biệt, trộn vào với nhau sẽ ảnh hưởng đến thời gian bảo quản của sản phẩm.

Và còn những vi sinh vật khác mà chúng ta phát hiện như khuẩn acid lactic, Pseudomonadaceae,… trừ phi làm chất phụ gia trong thức ăn, nếu không sẽ rất dễ mất ổn định và ngừng hoạt động trong ứng dụng thực tiễn, nếu ứng dụng trong xử lý nước sẽ rất khó bảo đảm được rằng nó có thể đạt đến hiệu quả như mong muốn.

 Nhiều sự kết hợp các chủng khuẩn khác nữa, không nhất định là sẽ cho hiệu quả tốt hơn, hoạt động và công dụng của chủng khuẩn quan trọng hơn hết, ví dụ như khả năng chịu oxy thấp, khử N, ức chế Vibrio, phân giải các chất hữu cơ,…

4. Dạng sản phẩm

Có người nuôi cho rằng, sản phẩm vi sinh dạng lỏng có hoạt tính mạnh, nhanh chóng thấy hiệu quả, sản phẩm dạng bột ít khuẩn sống, không được hiệu quả như dạng lỏng. Những người có quan điểm như vậy thường bị ảnh hưởng bởi một số sản phẩm dạng rắn chất lượng kém (hàm lượng nước lớn, bột khuẩn Bacillus không hình thành bào tử,…Rất nhiều ví dụ về ứng dụng thực tế cho thấy được, sự khác biệt về dạng sản phẩm cũng không ảnh hương rõ rệt đến hiệu quả sử dụng, bởi vì cho dù là vi khuẩn sống ở môi trường thể lỏng trong đóng gói sản phẩm, sự tích lũy chất chuyển hóa và môi trường nghèo dinh dưỡng cũng sẽ khiến cho vi khuẩn nằm trong trạng thái ngủ đông hoặc trạng thái trì trệ, điều này cơ bản giống với môi trường sống của vi khuẩn trong sản phẩm dạng rắn. Thực ra, bất luận là dạng rắn hay dạng lỏng, sau khi vi sinh vào nước nuôi thường không thể sinh trưởng nhân giống ngay lập tức, mà phải trải qua một khoảng thời gian điều chỉnh mới có thể thích ứng được, ví dụ như tổng hợp nhiều loại enzyme để hoàn thiện hệ thống enzyme trong cơ thể và sinh ra các thành phần tế bào khác nữa,…Khoảng thời gian thích ứng này được gọi là “thời gian đệm”.

Trong ứng dụng thực tế, thời gian đệm dài hay ngắn quyết định hiệu quả sử dụng nhanh chậm của chế phẩm vi sinh, ảnh hưởng đến thời gian đệm có một vài nhân tốt sau đây: 

(1) Đặc tính chủng khuẩn: chọn các chủng khuẩn có sức sinh sản nhanh giúp cho hiệu quả sử dụng nhanh chóng biểu hiện; 

(2) Tuổi khuẩn: nếu chủng khuẩn suy thoái, hệ thống enzyme không hoàn thiện, các chất lưu trữ năng lượng trong tế bào đã bị tiêu hao, vậy thì nó đi vào một môi trường mới thì cần phải có một quá trình hồi phục khá dài;

(3) Lượng dùng: tăng lượng thuốc sẽ rút ngắn thời gian đệm;

(4) Thành phần các chất ô nhiễm trong nước nuôi: nếu bị thiếu dinh dưỡng, thời gian đệm kéo dài. Ngoài ra, nhiệt độ, độ mặn và pH trong nước nuôi cũng ảnh hưởng đến thời gian đệm dài hay ngắn.

5. Tiêu chuẩn phán đoán hiệu quả ứng dụng

 Trên thị trường ngày nay, sự đồng nhất hóa sản phẩm trở nên nghiêm trọng, khái niệm tiếp thị xôn xao, vàng thau lẫn lọn, đứng trước cục diện này, người nuôi trong ứng dụng thực tế cần phải nhờ vào tiêu chuẩn sử dụng ngắn hạn và tiêu chuẩn sử dụng dài hạn để phán đoán chất lượng hàng vi sinh xấu tốt, điều này rất là quan trọng.

Tiêu chuẩn sử dụng ngắn hạn chỉ: trong thời gian ngắn sử dụng chế phẩm sinh học (thông thường sử dụng 1-2 lần), nước và màu nước biến đổi, chỉ tiêu chất lượng nước thay đổi, khả năng bắt mồi hoặc sức sống của vật nuôi thay đổi, màu bùn ao và số lượng vi khuẩn có hại biến đổi,… người nuôi chỉ cần quan sát thấy một trong số đó hoặc một vài biến đổi sẽ có thể cho rằng sản phẩm có hiệu quả.

  Tiêu chuẩn sử dụng dài hạn chỉ: trong thời gian dài (ít nhất là trên 1 tháng) định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh, cải thiện được môi trường sống cho vật nuôi, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, sản lượng, quy cách, tỉ lệ sống, hệ số thức ăn,…của vật nuôi. Những sự biến đổi này sẽ không chỉ là hiện tượng biểu hiện ra mà còn là hiệu ích kinh tế thật sự.

 Hiện nay, đa số người nuôi đều quá chú trọng đến tiêu chuẩn sử dụng ngắn hạn, trong quá trình nuôi hay thay đổi các chủng loại sản phẩm, không có tính thương hiệu, không hiểu hết được những hiệu ích mà chế phẩm vi sinh đem lại trong trình độ quản lý và mô hình nuôi. Khuyến khích người nuôi định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh, cần chú trọng hơn đến tiêu chuẩn sử dụng dài hạn, so sánh những khác biệt đem lại trên khía cạnh lợi ích thu về, từ đó gạt trừ được những ảnh hưởng về tiếp thị lý thuyết trong lựa chọn chế phẩm vi sinh, chọn dùng các sản phẩm vi sinh chất lượng tốt. 

II. Lượng dùng của sản phẩm

Thông thường, người nuôi trong thực tiễn ứng dụng chế phẩm sinh học trong nước có thói quen tăng thêm lượng thuốc sử dụng (thậm chí là tăng gấp đôi) và căn cứ vào mực nước sâu để tăng lượng dùng. Thực tế thì lượng dùng của một sản phẩm thật sự hợp lý không phải là càng nhiều càng tốt. Cho quá nhiều vi khuẩn vào trong nước sẽ dẫn đến mất cân bằng cấu tạo sinh thái ao nuôi, phá hoại các giống tảo (chủ yếu phát sinh trong ao lót bạt với hệ thống sinh thái kém, tồn tại quá nhiều vi khuẩn và cạnh tranh dinh dưỡng ở tảo), oxy hòa tan giảm, khiến cho vật nuôi bị kích ứng stress, mà quá ít vi khuản thì lại không thể đạt được hiệu quả tốt. 1000m2 mặt nước sử dụng bao nhiêu vi khuẩn để có thể đạt hiệu quả sử dụng vừa kinh tế vừa hiệu quả đây? Điều này có liên quan mật thiết đến hoạt động vi khuẩn, kỹ thuật tỉ lệ phối chế nguyên liệu, công nghệ sản xuất của sản phẩm, tỉ lệ sống và sức sinh sản của vi khuẩn sau khi đi vào trong nước cùng với môi trường nước; hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập đến khía cạnh này, nhưng kinh nghiệm thực tế đã cho thấy rằng, số vi khuẩn thả xuống mỗi lần trong phần lớn chế phẩm vi sinh trong nước từ 1000-5000 tỷ/1000m3 là tương đối tốt, trong khi đó thì các sản phẩm cùng loại do nước ngoài sản xuất chỉ cần từ 200-500 tỷ/1000m3 là đạt được hiệu quả rất tốt rồi. 

Ngoài ra, các sản phẩm vi sinh trong nước cũng đã nói rõ trong hướng dẫn sử dụng là lượng dùng thuốc tính theo độ sâu 1m nước, điều này chủ yếu xem xét đến mực nước sâu để tăng lượng dùng sẽ làm loãng nồng độ của chế phẩm vi sinh. Thực ra, chỉ cần vi khuẩn được thả xuống có hoạt động mạnh, tỉ lệ sống cao và sức sinh sản tốt thì sẽ không cần tính toán theo mực nước sâu nữa, bởi vì phần lớn mực nước sâu ao cá đều trong khoảng 1-2 mét. Như vậy, chỉ cần có đầy đủ chất ô nhiễm thì vi khuẩn sẽ có thể tự sinh sản để điều chỉnh sự khác biệt này, nhưng có thể sẽ mất một khoảng thời gian mới có thể đạt được độ sinh trưởng lớn nhất. Để tránh việc sử dụng quá lượng mà gây ra tổn thất cho người nuôi, mọi người cố gắng sử dụng theo hướng dẫn sử dụng của công ty sản xuất, chú ý sử dụng vào buổi sáng trời trong và bật máy quạt trong khi sử dụng. Nếu xuất hiện các trường hợp như: thời tiết mưa âm u, thiết bị tăng oxy không đủ, màu nước nhạt hoặc không ổn định, độ kiềm chưa đo được hoặc rất thấp, ao lót bạt,... thì nên sử dụng bằng 50% lượng dùng chỉ định, dùng ít nhưng chia ra nhiều lần (3-4 ngày 1 lần).

III. Ứng dụng sản phẩm

Trong thực tiễn quá trình ứng dụng chế phẩm vi sinh, rất nhiều người nuôi sẽ oán trách rằng sản phẩm không hề đạt được hiệu quả như mong đợi, nguyên nhân bên trong biểu hiện ở rất nhiều khía cạnh, bao gồm yếu tố môi trường, vấn đề bản thân sản phẩm và phương pháp sử dụng,..

1. Yếu tố môi trường

(1) Oxy hòa tan

Oxy hòa tan trong nước cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất sinh trưởng của vi khuẩn hiếu khí và hiệu suất phản ứng oxy hóa phân giải các chất ô nhiễm. Hiện nay, vi khuẩn Bacillus trong chế phẩm vi sinh là vi khuẩn hiếu khí (hoặc kiêm hiếu khí), vi khuẩn nitrat là vi khuẩn hiếu khí nghiêm ngặt, khi sử dụng những sản phẩm có chứa những loài khuẩn sống này nhất định phải bảo đảm lượng oxy hòa tan đầy đủ thì mới có thể duy trì tốc độ sinh sản nhanh chóng của vi khuẩn và phân giải hiệu quả các chất ô nhiễm. Lấy ví dụ là vi khuẩn nitrat, mỗi một mg N trải qua quá trình nitrat hóa, chuyển từ NH3 sang NO3 phải cần đến 4.57 mg oxy hòa tan để “loại bỏ” điện tử do các chất có chứa N giải phóng ra, cho nên bảo đảm lượng oxy hòa tan đầy đủ là một điều rất cần thiết, nghiên cứu chứng minh lượng oxy hòa tan trong nước ít nhất lớn hơn 2mg/L là điều kiện cần thiết để đảm bảo cho vi khuẩn nitrat thực hiện phản ứng nitrat hóa bình thường.

Nếu oxy hòa tan phần đáy thấp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của chế phẩm vi sinh, đa số người nuôi đều thích những chế phẩm cải tạo đáy vi sinh dạng hạt, họ cho rằng đã là cải tạo đáy thì đương nhiên là phải chìm xuống dưới đáy thì mới có thể phát huy tác dụng tốt được. Nhưng, phần đáy ao là khu vực ô nhiễm nghiêm trọng nhất, nhất là những nhân tố tiêu hao oxy tích lũy dưới đáy ao vào thời kỳ giữa và cuối vụ nuôi, luôn luôn làm tiêu hao cạn kiệt oxy hòa tan phần đáy. Nếu như trong chế phẩm vi sinh cải tạo đáy không chứa các chủng khuẩn chịu được oxy thấp (≤0.5-1.5mg/L), vậy thì những loài vi khuẩn đó sẽ không thể sinh trưởng tốt được trong môi trường thiếu oxy, tuy trực tiếp chìm xuống dưới đáy nhưng phần lớn số vi khuẩn đó sẽ ở trong trạng thái ngủ đông, không sinh sản và thậm chí là sẽ chết. Do đó, cho dù là thả xuống một lượng lớn các chủng khuẩn cũng không có tác dụng. Một số chế phẩm vi sinh sẽ khuyến khích là kết hợp sử dụng với bột (hạt) tăng oxy, đó chính là thông qua việc tăng oxy để thúc đẩy hiệu quả của chế phẩm cải tạo đáy vi sinh.

(2) Độ kiềm, độ mặn

Độ kiềm lớn hay nhỏ sẽ thể hiện ra mức khả năng đệm của nước. Dưới tác dụng quang hợp của tảo, nước có độ kiềm thấp (nhỏ hơn 50mg/L CaCO3) sẽ có dao động pH lớn hơn so với nước có độ kiềm cao (80-150mg/L CaCO3). Mỗi một loại vi khuẩn đều có một phạm vi phạm vi pH thích ứng nhất, độ dao động pH quá cao sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của chế phẩm vi sinh, giống như vi khuẩn nitrit và vi khuẩn nitrat tuy tuy có phạm vi pH thích ứng cho sinh trưởng khác nhau, nhưng chúng đều có thể sinh trưởng tốt trong môi trường phản ứng có tính vi kiềm, phản ứng mạnh với những biến đổi của pH. Vi khuẩn nitrat như Nitrobacter có pH thích ứng từ 8.3 – 9.3, thông thường sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện trung tính hoặc vi kiềm. Những loại sản phẩm chứa vi khuẩn nitrat cần phải duy trì độ kiềm trong nước khá cao thì mới có thể phát huy tốt tác dụng, trên lí luận chứng minh rằng mỗi lần vi khuẩn nitrat oxy hóa 1mgN-NH3 cần tiêu hao 7.14mg độ kiềm.

Khi đáy ao ô nhiễm nghiêm trọng, acid hữu cơ tích lũy trong quá trình lên men sẽ làm giảm độ kiềm, pH đáy sẽ rất thấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả cải tạo đáy của các chế phẩm vi sinh dạng Bacillus. 

Có những loài vi khuẩn không chịu được độ mặn cao, khuẩn sống trong sản phẩm sau khi thả xuống nước sẽ bị chết, là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của sản phẩm.

 

(3) Tình hình thời tiết 

Thời tiết có ảnh hưởng lớn đến việc sinh sôi của tảo và sự biến đổi màu nước, đối với những người nuôi kiểm nghiệm tiêu chuẩn sản phẩm theo khía cạnh này, tốt nhất là sử dụng chế phẩm vi sinh vào buổi sáng trời trong. 

(4) Dinh dưỡng

Quá trình sinh trưởng và nhân giống của vi khuẩn cần phải có một lượng dinh dưỡng nhất định, trong vực nước có nguồn ô nhiễm đơn nhất cần phải bổ sung hợp lý các chất dinh dưỡng thì mới có thể thu được hiệu quả tốt. Ví dụ, đối với vi khuẩn nitrat, BOD5/TN trong nước <3, cần phải bổ sung C mới có thể tiến hành phản ứng khử N có hiệu quả, nếu không thì cho dù là đáp ứng đầy đủ điều kiện phản nitrat hóa, kéo theo việc sử dụng nhiều chế phẩm vi sinh thì màu nước cũng sẽ trở nên ngày càng đậm vào thời kỳ cuối vụ nuôi.

2. Có phải nên sử dụng lâu dài 

Kiên trì định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh vào thời kỳ đầu vụ nuôi sẽ giảm được lượng chất ô nhiễm tích tụ dưới đáy ao, càng sử dụng sớm sẽ trông thấy được hiệu quả rõ rệt. Nếu thời kì cuối mới sử dụng, khi nước và bùn đáy đã ô nhiễm nghiêm trọng mới nghĩ đến chuyện sử dụng chế phẩm vi sinh, môi trường nước và đáy lúc đó đã tương đối kém, không phải là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật sinh trưởng, trong thời gian ngắn như vậy mà chỉ dựa vào vi sinh thì rất khó để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Chúng tôi đã từng sử dụng 0.1ppm Bio-Bestot (1x109 cfu/g), quan sát sự ảnh hưởng đối với tảo khi sử dụng Bacillus vào ngày thứ 25-30 ngày, 55-60 ngày, 85-90 ngày, 115-120 ngày. Kết quả cho thấy sau 3 ngày sử dụng Bacillus, chất diệp lục tương đối mức a của tảo trong nước ở 4 giai đoạn đã giảm xuống mức thấp nhất, lần lượt giảm 25%, 26%, 9%, 16%; 3-4 ngày sau đó, chất diệp lục tương đối mức a dần dần giảm xuống mức trước đây. Kết quả thí nghiệm chứng minh rõ hơn rằng cần phải duy trì màu nước ỏn định và cân bằng tảo trong nước, phải định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh, tốt nhất cách 7-10 ngày sử dụng một lần. Đến thời kỳ giữa và cuối, để tăng độ trong của nước hoặc cải thiện mật độ tảo trong nước quá dày, tốt nhất cách 3-4 ngày sử dụng 1 lần, dùng liên tục 2-3 lần.

 

 

3. Chủng khuẩn sản xuất ra enzyme

 

Phân giải các chất ô nhiễm chủ yếu dựa vào các enzyme hình thành trong quá trình chuyển hóa vi khuẩn. Những chủng khuẩn không cùng nguồn gốc hoặc không cùng phương pháp sàng lọc sẽ tạo ra hệ enzyme khác nhau. Giống như vi khuẩn quang hợp quen thuộc với mọi người, hiệu quả phân giải chất hữu cơ cao phân tử của nó không tốt như acid béo, Alcohol, hợp chất aromatic,… chính là một ví dụ điển hình. 

4. Tạp khuẩn

Chất mang lên men thể rắn không bị lây nhiễm tạp khuẩn trong quá trình diệt khuẩn hoặc lên men thể lỏng, đều sẽ khiến cho chất lượng sản phẩm và hiệu quả sử dụng bị ảnh hưởng rõ rệt.

Hiện nay trên thị trường có một bộ phận chế phẩm vi sinh cần phải hoạt hóa xong mới có thể sử dụng, mục đích hoạt hóa là để tăng số lượng vi khuẩn, tăng cường sức sống cho vi khuẩn. Nếu sản phẩm nào cần hoạt hóa thì chứng tỏ lượng vi khuẩn không nhiều, xưởng sản xuất hoàn toàn có thể tăng số lượng khuẩn trong sản phẩm xuất xưởng để lược bớt thao tác hoạt  hóa cho các hộ nuôi. Hoạt hóa thể khuẩn không chỉ gây bất tiện cho các hộ nuôi khi sử dụng, hơn nữa sẽ dần đến những rủi ro tiềm ẩn. Bởi vì người nuôi thường sử dụng những môi trường nuôi cấy rất đơn giản như đường nâu, vỏ trấu,… và nước ao, cùng với không khí chưa qua lọc tạp khuẩn đã tiến hành sục khí nhân giống, mà làm như vậy sẽ khiến tỉ lệ phối chế giữa các chủng khuẩn bị biến đổi, khiến cho lượng khuẩn đưa vào trong nước không thể dự đoán được, cũng sẽ làm cho sản phẩm bị nhiễm tạp khuẩn, từ đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng của sản phẩm, thậm chí sẽ gây ra tác dụng phụ.

5. Các nhân tố khác

 Nguyên sinh động vật ăn vi khuẩn trong nước quá nhiều, việc sử dụng đồng thời các chất có tính oxy hóa mạnh và thuốc khử trùng, thay lượng nước lớn sau khi sử dụng đều gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng chế phẩm vi sinh.

Hiện nay tại dopa.vn có cung cấp các dòng sản phẩm vi sinh dùng cho nuôi trồng thuỷ sản giúp phân huỷ mùn bã hữu cơ, kiểm soát các loại khí NH3 , NO2 , NO3 , H2S…giúp cho thuỷ sản tiêu hoá tốt thức ăn giảm thiểu bệnh truyền nhiễm gây ra ở thuỷ sản, tăng hàm lượng oxy hoà tan, vi sinh vật có lợi trong nước, tạo màu nước ao. An toàn cho vật nuôi. Ngoài ra dopa.vn còn cung cấp chế phẩm sinh học cho vật nuôi gia súc gia cầm dưới dạng men tiêu hoá sống giúp ổn định hệ vi sinh vật đường ruột kiểm soát tốt các bệnh tiêu chảy, phâm xanh phân trắng.... ở gia súc gia cầm. Giúp cho vật nuôi có đường tiêu hoá khoẻ mạnh. Mục tiêu của dopa.vn góp phần nhỏ tạo nên một nền nông nghiệp sạch an toàn cho nước nhà.

                                                                                                                      

                                                                                                                         

Phát triển bởi:

 

TRUNG TÂM  MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA

ĐC: 37 Thạch Bàn - Phường Thạch Bàn - Long Biên - Hà Nội ( Bản Đồ Đến Dopa Tại Đây )

ĐT: 04 63 259 389 /09 7 7 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21  

Mail: thuocthuysan86@gmail.com

Web: http://thuysandopa.vn

                                             https://www.facebook.com/thuysandopa

 

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm hiệu quả Sản phẩm hiệu quả
Giá cả tốt nhất Giá cả tốt nhất
Vận chuyển linh động Vận chuyển linh động
Zalo Hotline
Thủy Sản Dopa Cung Cấp Thuốc Thủy Sản, Chế Phẩm Sinh Học, Men Vi Sinh