Đăng nhập Tạo tài khoản

❓❓ TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN, TỎI CÓ CÔNG DỤNG NHƯ THẾ NÀO????

06/04/2022 Đăng bởi: Nguyễn Thắm

Ngày nay, dịch bệnh trên thủy sản ngày càng nhiều, lây lan nhanh chóng, dẫn đến việc lạm dụng các loại hợp chất hóa học, các chất kháng sinh đã tạo nên sự tồn dư kháng sinh và các tác nhân gây bệnh kháng thuốc trong quá trình điều trị bệnh. Việc tồn dư kháng sinh trên sản phẩm thủy sản không những ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người mà còn là những rào cản về xuất khẩu thủy sản của nước ta. Tỏi được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên, không chỉ sử dụng để làm thực phẩm, mà còn được ứng dụng để điều chế ra nhiều bài thuốc để phòng hoặc trị các bệnh cho thủy sản nuôi. Nhằm tăng sức đề kháng và giúp thủy sản nuôi khoẻ mạnh, đạt năng suất chất lượng cao. Việc ứng dụng loại thảo dược này giúp đáp ứng được tiêu chuẩn của người tiêu dùng: sản phẩm an toàn, chất lượng. Tuy nhiên, nhiều bà con sử dụng tỏi cho thủy sản chưa đúng cách nên làm giảm tác dụng. Cùng Dopa.vn đọc qua bài viết này để hiểu rõ được bản chất và cách sử dụng tỏi trong nuôi trồng thủy sản nhé!

TÁC DỤNG CỦA TỎI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 

✅ Hạn chế được việc sử dụng các loại kháng sinh, hạn chế hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn.

✅ Tỏi được dùng để phòng trị nhiều bệnh: đường ruột, phân trắng, đốm trắng, gan tụy....cho động vật thủy sản nuôi.

✅ Tỏi không những giàu vitamin B1, B2, B3, B6, folate, vitamin C, canxi, sắt, magie, mangan, phosphor, kali, natri, kẽm… mà còn chống lại nhiều loại virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng nhờ vào các hoạt chất như alliin, ahoin, allicin và allistain. Chiết xuất tỏi già còn có tác dụng kháng khuẩn và bảo vệ gan ở thủy sản nuôi.

✅ Chất tách chiết của tỏi cho kết quả kháng khuẩn cao. Khi dùng tỏi để phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn cho tôm có thể dùng dạng bột tỏi hoặc đập dập tỏi tươi rồi ngâm với thức ăn hoặc chiết suất dịch chiết trong tỏi.

✅ Tỏi có thể sử dụng bằng cách pha ủ cùng chế phẩm sinh học  tạo thành EM TỎI trộn vào thức ăn hoặc cho uống. Đây là một phương thức thuận tiện nhất để kích thích hệ miễn dịch cho thủy sản nuôi…nâng cao khả năng hấp thu thức ăn, làm giảm hệ số thức ăn và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột.

Ủ EM tỏi từ Chế phẩm sinh học EM gốc ( EM1 hoặc EM AQUA) Pha ủ EM TỎI từ Chế phẩm sinh học EM GỐC ( EM G Gốc dạng nước hoặc EM GỐC dạng bột)

→ Tham khảo sản phẩm: Chế phẩm sinh học EM G GỐC dạng nước.

→ Tham khảo sản phẩm: Chế phẩm sinh học EM GỐC dạng bột.

CƠ CHẾ PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CỦA TỎI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

✅ Trong tỏi có chứa chất alliin – đây là một axit amin hữu cơ khi đập dập, chất này sẽ kết hợp với Allicinase có trong tỏi để biến thành Allicin. Allicin là một sulfua hữu cơ có mùi đặc trưng, không có màu, có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Chất allicin có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn mạnh bằng 1/5 thuốc penicillin và 1/10 thuốc tetracycline. Tỏi cũng có công hiệu để trị bệnh sán, giun kim, các bệnh nấm…

✅ Cơ chế tác động của allicin là gây ức chế quá trình tổng hợp protein, DNA, RNA làm chậm quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong ao nuôi.

✅ Trong tỏi còn chứa diallyl disulfide: chất này không những mạnh hơn nhiều so với hai dòng kháng sinh thường đang dùng trong nuôi trồng thủy sản là: Erythromycin và Ciprofloxacin mà còn có tác dụng nhanh hơn. Ngoài khả năng kháng khuẩn, tỏi còn có công hiệu trị các bệnh nấm.

NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TỎI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

✅ Không nên nấu chín tỏi, vì khi ở nhiệt độ cao các hoạt chất này sẽ phân hủy và giảm tác dụng. 

✅ Chất Alicin trong tỏi là kháng sinh sẽ phát giác gây tác dụng phụ làm thủy sản nuôi: tôm, cá... rối loạn hệ tiêu hóa đường ruột khi cơ quan tiêu hóa bị trống rỗng. Vì vậy, không sử dụng tỏi cho thủy sản nuôi ăn lúc đói. Nếu dùng tỏi nên bổ sung vào bữa ăn cuối cùng trong ngày.

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TỎI TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐÚNG CÁCH

Có rất nhiều biện pháp phòng và xử lý bệnh trên thủy sản nuôi: cá, tôm.... bằng tỏi. Những phương pháp đó đã được rất nhiều hộ nuôi trong và ngoài nước áp dụng thành công. Bà con có thể tham khảo những công thức sau tuỳ vào điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng miền khác nhau.

✅ Phương pháp 1:

- Sử dụng bột tỏi tươi  (10-30g/kg thức ăn) và Vitamin C (2kg/kg thức ăn) trộn vào thức ăn cho thủy sản nuôi.

✅ Phương pháp 2:

- Dùng 20g tỏi nghiền nát được trộn với 50ml chất kết dính thức ăn, sau đó trộn với 1kg thức ăn. 
- Sau đó, để khô trong 30 phút ở nơi ít ánh sáng trước khi cho ăn.

✅ Phương pháp 3:

- Dùng TỎI TIÊN ĐẮC ( 0,5kg + 4 kg cám ) cho cá, tôm... ăn trong 3 ngày liền, sau 21 ngày cho ăn tiếp 1 đợt và sau 21 ngày tiếp theo cho ăn tiếp 1 đợt nữa.

✅ Phương pháp 4:

- Pha ủ cùng chế phẩm sinh học để tạo ra chế phẩm EM TỎI. Dùng chế phẩm EM TỎI thường xuyên giúp cho thủy sản nuôi: cá, tôm, ốc, ếch, ba ba.... phòng bệnh, tăng sức đề kháng rất hiệu quả.

KHUYẾN KHÍCH: Bà con nên sử dụng theo Phương pháp 3 và Phương pháp 4 để tiết kiệm chi phí và thời gian. Mang lại hiệu quả tốt nhất! 

CÁCH SỬ DỤNG EM TỎI TRONG VIỆC PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH CHO THỦY SẢN NUÔI.

Cách pha ủ chế phẩm EM TỎI

- Đầu tiên, pha ủ chế phẩm EM5 từ chế phẩm sinh học EM G GỐC ( dạng nước hoặc dạng bột):

1L EM G + 1L rỉ mật + 1L rượu + 1L dấm ăn + 6 lít nước, ủ kín 5 ngày được 10 lít EM5.

Hoặc 500g EM GỐC dạng bột + 1,5L rỉ mật + 1L rượu + 1L dấm ăn + 6L nước ủ kín 5 ngày được 10 lít EM5.

Chế phẩm sinh học EM G dạng nước và Chế phẩm sinh học EM GỐC dạng bột

- Sau đó, từ chế phẩm EM5 ủ tiếp thành chế phẩm EM TỎI theo công thức: 

1L chế phẩm EM5 + 1kg tỏi xay + 8L nước, ủ kín 5 ngày sẽ được 10 lít EM TỎI 


 

Cách sử dụng chế phẩm EM TỎI

- Dùng 10-20ml/kg thức ăn tương đương 1-2L/10kg thức ăn, để 15 phút cho chế phẩm ngấm đều vào thức ăn rồi cho ăn. Phòng bệnh 1 tuần ăn 2-3 bữa, trị bệnh ăn liên tục 7-10 ngày.

- Chế phẩm EM TỎI để xử lý tảo lam, tảo đỏ rất tốt mà không làm biến động môi trường ao nuôi. Theo liều lượng 15-20 lít EM TỎI pha với 20 lít nước ao tạt đều cho 1.000m3 nước ao ( lúc 20-22h, bật sục khí ).

 

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bà con ứng dụng hiệu quả tỏi trong việc phòng và trị bệnh cho thủy sản nuôi. Nâng cao năng suất, tạo ra những sản phẩm an toàn chất lượng, không kháng sinh. Hẹn gặp lại bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!!!

 

 

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM  MÔI TRƯỜNG & VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP THUỶ SẢN DOPA

ĐC: 25/102 Trường Chinh - Phương Mai - Đống Đa - Hà Nội 

ĐT: 024 63 259 389 / 0977 710 403 / 097 568 11 21 / 094 568 11 21  

Website: www.dopa.vn - www.dobio.vn 

Chat Facebook với chúng tôi ngay: m.me/thuysandopa

MUA HÀNG TRÊN SHOPEE CỦA CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC GIAO HÀNG VÀ THANH TOÁN TẠI NHÀ TẠI ĐÂY 

Gian hàng 1: https://shopee.vn/dopa.vn

Gian hàng 2: https://shopee.vn/dobio.vn

ĐỂ TÌM HIỂU THÊM SẢN PHẨM BÀ CON CŨNG CÓ THỂ CHAT VỚI CHÚNG TÔI QUA: 

ZALO BẤM TẠI ĐÂY: bit.ly/visinhdobio

 

 

 

 

 

Xem thêm:
Viết bình luận của bạn:
Cam kết chất lượng Cam kết chất lượng
Sản phẩm hiệu quả Sản phẩm hiệu quả
Giá cả tốt nhất Giá cả tốt nhất
Vận chuyển linh động Vận chuyển linh động
Zalo Hotline
Thủy Sản Dopa Cung Cấp Thuốc Thủy Sản, Chế Phẩm Sinh Học, Men Vi Sinh